Lò vi sóng, lò viba là thiết bị không thể thiếu trong ngăn bếp nhà bạn trong thời đại công nghiệp hiện nay. Việc sử dụng lò vi sóng rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian rất nhiều cho các gia đình cũng như các bà nội trợ.
Một khi đã trở nên phụ thuộc vào món đồ gia dụng tiết kiệm thời gian này, bạn sẽ cần phải biết cách xử lý những sự cố, những lỗi hỏng thông thường của nó. Nhưng lưu ý là trong mọi trường hợp, đừng mở tung lò vi sóng – làm như vậy không chỉ nguy hiểm đến sức khỏe mà nhiều nhà sản xuất còn từ chối bảo hành trong điều kiện máy đã bị mở, tem đã bị rách.
Điện Lạnh Quang Trung sau quá trình, kinh nghiệm sửa chữa lò vi sóng trong nhiều năm đã đút kết ra một số lỗi cơ bản, thường gặp dễ sửa chữa giới thiệu cho mọi người có thể tự sửa lò vi sóng tại nhà
Lò vi sóng không hoạt động:
Nguyên nhân và xử lý:
Cầu chì: Cầu chì (còn gọi là cầu chì cao áp) là một thiết bị an toàn để ngắt dòng điện nếu điện áp tăng quá mạnh, để bảo vệ lò vi sóng. Điều đầu tiên bạn nên làm khi lò vi sóng không hoạt động là kiểm tra cầu chì của nó. Thay thế cầu chì (gọi thợ sửa), giá khoảng 100.000 đồng.
Công tắc cửa (cửa kính của lò đã gắn một công tắc ngắt nguồn điện): Công tắc cửa bị lỗi cũng làm cho lò vi sóng không hoạt động. Kiểm tra công tắc cửa lò vi sóng và nếu nó bị hỏng, hãy gọi thợ đến nhà để thay thế.
Đĩa xoay không xoay
Xử lý:
Trục xoay và vòng xoay
- Kiểm tra khớp nối nhựa bên dưới khay
- Kiểm tra vòng và con lăn xem có bị lệch hoặc kẹt vì bám bẩn không
- Kiểm tra xem đĩa có đặt đúng trên trục xoay hay không
- Nếu động cơ trục xoay bị hỏng, cần phải gọi thợ chuyên nghiệp
Xử lý:Thấy tia lửa lóe sáng trong buồng lò
Đảm bảo rằng dụng cụ bỏ trong lò không có chất kim loại hoặc nhôm
Dư lượng thực phẩm hoặc vỏ bọc thức ăn, hoặc dụng cụ nấu có hoa văn tráng kim loại hay thậm chí các đốm bong men tráng trong khoang buồng lò đều có thể gây ra tia lửa điện. Do vậy, lau chùi khoang lò thường xuyên; Thay thế vỏ bọc thức ăn – lưu ý chỉ dùng vỏ bọc được nhà sản xuất khuyến cáo dùng cho lò vi sóng và không dùng dụng cụ nấu có chứa kim loại.
Nếu men tráng trong lò bị bong, cần gọi thợ đến sơn lại.
Bảng điều khiển không hoạt động/ hoạt động không chính xác
Xử lý:
Bảng điều khiển không hoạt động hoặc hoạt động không chính xác
Có thể do bảng điều khiển bị ẩm ướt, cần phải để vài ngày cho khô. Lưu ý tránh xịt nước rửa gần bảng điều khiển.
Nếu bảng điều khiển không bị ẩm, hãy kiểm tra xem có bị côn trùng làm hư hại không. Côn trùng, đặc biệt là gián, rất thích sự ấp áp của bảng mạch. Do vậy, nên gắn lưới ở lỗ thông hơi để ngừa gián chui vào trong lò.
Có thể do côn trùng (gián) đã lọt vào làm tổ trong máy qua lỗ thông khí
Sua lo vi song hoạt động nhưng thức ăn không nóng
Xử lý:
Magnetron – bộ phận phát ra vi sóng
Nếu bạn nghe thấy tiếng ồn ù ù bất thường, thì nguồn magnetron (bộ phận phát ra vi sóng) hoặc các module điện tử khác có thể đã bị hỏng. Lỗi này không dễ khắc phục, bạn phải gọi thợ.
Chi phí sửa lỗi này tùy vào mức độ hư hại của máy, nhưng giá từ 300 nghìn đồng trở lên.
Lưu ý:
Điện áp trong lò vi sóng rất cao và có thể làm bạn sốc điện nghiêm trọng, thậm chí sau khi bạn đã ngắt nguồn điện. Do đó, đừng tự mở máy hoặc các khu vực đã được gắn xi. Khi không chẩn đoán được những lỗi thông thường như đã nói ở trên, bạn nên gọi thợ đến sửa hoặc cân nhắc mua một chiếc lò vi sóng mới.
Ngoài ra chúng tôi còn có dịch vụ sua lo viba tai nha.
Tuy nhiên các thiết bị điện tử như Lò vi sóng thì thường có những trục trặc, hỏng hóc mà các bà nội trợ không thể sửa được. Hãy gọi điện ngay cho chúng tôi để được hướng dẫn, giúp đỡ nếu Lò vi sóng nhà bạn gặp sự cố.
Phòng ngừa những nguy hiểm khi sử dụng lò vi sóng:
A/ Không vận hành lò vi sóng khi cửa lò còn mở vì điều này dẫn đến việc gây tổn thất sóng vi ba của lò. Nên đóng khoá để đảm bảo an toàn trước khi vận hành.
B/ Không để đồ vật chắn mặt trước và cửa sổ của lò vi sóng, không để chất bụi bẩn và cặn bã bịt kín khoang lò.
C/ Không vận hành lò vi sóng khi lò đang bị hư hỏng. Đặc biệt quan trọng là cửa lò phải được đóng và không có gì hư hỏng ở:
1- cửa lò.
2- bản lề hoặc chốt cửa (VD: bị gẫy hoặc bị mất).
3- Bịt lò và lò bị bịt kín bề mặt.
D/ Chỉ cho phép những thợ sửa chữa có tay nghề điều chỉnh hoặc sửa chữa lò vi sóng.
Tự xem xét trước khi gọi thợ sửa chữa
Nếu lò vi sóng không vận hành được, bạn cần phải:
A/ Kiểm tra để đảm bảo rằng lò vi sóng đã được cắm điện một cách an toàn. Nếu không, rút phích cắm ra, đợi 10 giây và cắm lại vào ổ an toàn.
B/ Kiểm tra mạch điện ở cầu chì hoặc dụng cụ ngắt điện, nếu vẫn chưa hoạt động trở lại, bạn hãy thay đổi tới một nguồn dẫn khác.
C/ Kiểm tra để đảm bảo rằng bảng điều khiển được vận hành đúng chương trình và thiết bị hẹn giờ vẫn hoạt động đúng.
D/ Đảm bảo rằng cửa lò vẫn được đóng một cách an toàn và hệ thống khoá an toàn vẫn hoạt động tốt. Nếu không năng lượng lò vi ba sẽ không thể đi vào trong lò.
Lưu ý:
Nếu vẫn không ở trong trường hợp nào như trên, hãy liên hệ với một thợ cơ khí có tay nghề, đừng tự cố gắng điều chỉnh hoặc sửa chữa.
Cách lắp đặt lò vi sóng:
1/ Loại bỏ tất cả các vật liệu bao gói ra khỏi lò.
2/ Cảnh báo:
Hãy kiểm tra những hư hỏng như là cửa bị lỏng hoặc bị cong, khớp nối cửa bị hỏng và bề mặt bị bịt kín, khớp nối và bản lề bị gãy hoặc bị mất, có vết lõm ở trong khoang hoặc ở trong cánh cửa. Nếu có điều gì như trên đừng vận hành lò và liên hệ ngay với nhà bảo hành.
3/ Lò vi sóng phải được đặt ở chỗ bằng phẳng và ổn định để giữ vững được trọng lượng của nó và các đồ ăn nặng nhất được nấu trong lò.
4/ Không đặt lò vi sóng ở những chỗ nóng, những nơi có độ ẩm cao hoặc gần những vật liệu dễ cháy nổ.
5/ Để vận hành đúng lò vi sóng phải có đầy đủ luồng không khí lưu thông. Đòi hỏi ít nhất là 20 cm ở trên, 10 cm ở phía sau, 5 cm ở hai bên lò, không được bao phủ hoặc chặn bất cứ thứ gì lên lò vi sóng, không tự ý tháo bỏ chân lò.
6/ Không khởi động lò vi sóng khi khay kính, bàn quay và ống thông hơi không ở đúng vị trí.
7/ Háy đảm bảo rằng nguồn điện ổn định, phù hợp với nhu cầu của lò, không quá cao cũng như không quá mất ổn định.
8/ Phích cắm phải dễ dàng rút ra trong những trường hợp khẩn cấp.
9/ Không để lò vi sóng ở ngoài trời.
Hướng dẫn tiếp đất
Thiết bị này phải được tiếp đất, nó phải được lắp đặt với nhiều dây điện bao bọc, ổ điện và dây điện đều phải tiếp đất. Nó phải được cắm vào ổ cắm chắc chắn trên hốc tường. Ngay cả khi mạng điện ngắn, việc tiếp đất tránh nguy cơ bị điện giật bởi nó cung cấp thiết bị ngắt mạch sau khi sử dụng. Chúng tôi khuyên là lò vi sóng nên được cắm vào một nguồn điện riêng. Việc sử dụng nguồn điện cao thế có thể dẫn đến cháy nổ do chập mạch điện hoặc các tai nạn khác do lò vi sóng gây nên.
Cảnh báo:
Việc sử dụng không đúng cách ổ cắm tiếp đất có thể gây nên điện giật.
Ghi nhớ:
1/ Nếu bạn có câu hỏi về hướng dẫn tiếp đất hoặc hướng đẫn về điện thì hãy hỏi các chuyên gia hoặc thợ bảo hành.
2/ Nhà sản xuất và phân phối sẽ không chịu trách nhiệm về tai nạn của lò vi sóng gây thương vong cho con người do không chấp hành đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia.
Mỗi dây điện được quy định một màu nhất định như sau:
- Màu vàng và màu xanh lá cây bằng dây nối đất.
- Màu xanh da trời bằng dây trung tính.
- Màu nâu bằng dây nóng.
Khi lò vi sóng làm nhiễu sóng RADIO
Việc vận hành lò vi sóng có thể gây ra nhiễu sóng radio, tivi hoặc các thiết bị tương tự. Khi những thiết bị này bị nhiễu sóng, bạn có thể loại bỏ hoặc hạn chế sự nhiễu sóng bằng những biện pháp sau:
- Làm sạch cửa, mở cửa và che chắn mặt trước của lò vi sóng.
- Thay đổi vị trí ăngten của đài và tivi.
- Đặt lại vị trí của lò so với các thiết bị thu phát.
- Di chuyển lò vi sóng ra xa khỏi vị trí đặt để các thiết bị thu phát.
- Cắm lò vi sóng vào một nguồn điện khác để lò vi sóng không cùng nhánh điện với các thiết bị thu phát.
Những lưu ý để sử dụng lò vi sóng an toàn
Khi sử dụng thiết bị điện, điều quan trọng là phải đảm bảo an toàn theo đúng tiêu chuẩn cho phép, theo những chỉ dẫn sau:
Lưu ý:
Những chỉ dẫn này là để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, điện giật ... gây bị thương con người và làm thất thoát năng lượng sóng viba.
1. Đọc kỹ tất cả các hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thiết bị.
2. Chỉ sử dụng thiết bị cho những mục đích mô tả trong cuốn sách này. Không dùng đối với những chất hoá học ăn mòn và bốc hơi. Lò vi sóng loại này chỉ được thiết kế để đun nóng, nấu nướng nó không được thiết kế để dùng cho công nghiệp hoặc phòng thí nghiệm.
3. Không khởi động lò vi sóng khi trong lò không có gì.
4. Không vận hành khi lò vi sóng bị hỏng các mồi hàn hoặc phích cắm. Lò vi sóng không được vận hành đúng cách sẽ dễ gây tai nạn khó lường. Nếu nguồn cung cấp điện có vấn đề, hãy đến gặp nhà sản xuất, trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chứa có tay nghề để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
5. Lưu ý:
Chỉ cho phép trẻ em sử dụng không có sự giám sát nếu trẻ đó hiểu được cách sử dụng an toàn lò vi sóng và có ý thức được mối nguy hiểm nếu sử dụng không đúng.
6. Giảm nguy cơ gây cháy trong khoang lò bằng cách:
- Khi hâm nóng thức ăn đựng bằng giấy hoặc nhựa thì phải trông coi cẩn thận.
- Bỏ những dây buộc bằng nhựa hoặc kim loại khỏi thức ăn khi nấu.
- Nếu quan sát thấy cso khói phải tắt lò hoặc rút ngay phích cắm, không mở cửa lò để kiềm chế ngọn lửa.
- Không đặt, để đồ vật nấu ăn, thức ăn hay bất cứ thứ gì vào trong lò khi không nấu.
7. Lưu ý:
Không nấu những đồ lỏng trong lò vi sóng nhất là khi chúng được đặt trong đồ chứa kín vì dễ gây ra khả năng nổ.
8. Không hâm đồ uống trong lò vi sóng vì việc sôi trào của luồng hơi có thể làm vỡ chai đựng.
9. Không rán trong lò vi sóng vì dầu nóng bắn lên thành có thể gay hư hại thành lò và hư hại cho những đò dùng trong lò.
10. Việc nướng trứng còn nguyên vỏ trong lò có thể gây nổ kể cả khi lò đã ngưng hoạt động.
11. Những thứ có vỏ dày như khoai tây, táo, bí hay hạt dẻ phải được lột vỏ trước khi cho vào lò.
12. Trước khi khuấy thức ăn cho trẻ em phải đặt nhiệt độ ở một mức xác định tránh bị cháy.
13. Đồ đặt trong lò rất nóng do nhiệt độ truyền từ lò sang, do đó phải sử dụng gang tay khi lấy thức ăn khỏi lò.
14. Các đồ đựng thức ăn trước khi sử dụng phải được kiểm tra để khẳng định rằng chúng dùng được trong lò vi sóng.
15. Sẽ rất nguy hiểm nếu người không được đào tạo tháo rời phần vỏ bọc bảo vệ năng lượng sóng của lò.
Nấu ăn bằng lò vi sóng như thế nào?
1. Sắp xếp đồ ăn cẩn thận, phần dày đặt ra phía ngoài rìa của đĩa nấu.
2. Xem xét thời gian nấu, nên đặt ở thời gian ít nhất theo dự đoán, nấu thêm nấu cần. Việc nấu quá lửa dễ gây cháy hoặc nóng chảy.
3. Bao phủ thức ăn khi nấu giúp thức ăn không bị vương vãi và chín đều.
4. Lật giở thức ăn khi nấu sẽ làm chóng chín với những đồ ăn như gà, hămbơgơ. Nếu quay thứ ăn thì phải lật giở ít nhất một lần.
5. Với những đồ ăn như thịt viên thì nên xếp tách rời nhau từ ngoài vào trong thành đĩa từ trên xuống dưới.
Dùng đồ nhựa gì để nấu trong lò vi sóng?
1. Đồ dùng đạt tiêu chuẩn là đồ không cản năng lượng sóng viba. Nó cho phép năng lượng đi qua và hâm nóng thức ăn.
2. Sóng viba không xuyên qua kim loại, do đó không nên sử dụng khay, đĩa bằng kim loại để nấu ăn.
3. Không sử dụng giấy tái chế trong quá trình nấu vì loại giấy này có thể chứa những mẩu kim loại nhỏ dễ gây cháy nổ.
4. Nên sử dụng đĩa hình tròn hay hình oval thay cho đĩa hình chữ nhật hoặc hình vuông vì những đĩa này dễ gây ra cháy đồ ăn đặt ở góc.
5. Những lá nhôm mỏng hẹp có thể sử dụng để chống việc quá lửa cho đồ ăn, nhưng phải cẩn thận không sử dụng quá nhiều và giữ khoảng cách ít nhất là 3 cm giữa lá nhôm và khoang lò.
Trung tâm điều hành
K9 Bách khoa……………..:0977.959.749
2F Quang Trung…………..:0926.477.422
16Lí Nam Đế……………….: (04)22118079
180Cầu Giấy……………… :(04).22153199
27Cát Linh…………………(:(04)22116759
379Hoàng Hoa Thám……:(04)22100809
129Nguyễn Trãi…………..:(04)22118079
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét